Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín

Rèn nhân để thành người tốt




Sống nghĩa để phục lòng người



Tập lễ để luyện tâm chính



 Luyện trí để được thành danh





Giữ tín để được thành công

Niềm vui mênh mông


Bức chữ về tới Ninh Bình, chị nhắn cho tôi những lời chia sẻ khiến tôi rất vui và cảm động. Mấy hôm sau, còn chụp ảnh gửi lại.
Nhận được tình cảm qua ảnh qua tin, tôi ghi mấy dòng sau, đó là những nghĩ suy của tôi trong quá trình viết bức chữ này:
Nội dung thơ:
"Bình minh trên sông
niềm vui em nhặt
phù sa mênh mông."
Lạc khoản:
Thơ: Lưu Đức Trung,
Thư pháp: Thanh Tùng
Gửi về: Tạ Hoàng Minh
Nhặt, là cầm lên cái gì đó bị đánh rơi, hoặc là chọn lựa một cái gì đó riêng ra.
Nhặt, trong "niềm vui em nhặt", không còn là cái nghĩa vật chất như khái niệm trên vừa nêu nữa.
Nếu nói "đời là bể khổ" thì đúng là nếu qua được bể khổ thì cũng là lúc qua đời. Đó phải chăng là tâm lý phó mặc bi quan?
Nhiều người chọn cách "học bơi".
Có lẽ, đó không còn là bơi sải, bơi ếch, bơi ngửa...mà đó là việc chọn cho mình một "con thuyền."
Tác giả bài thơ này là một trong những người như thế, bài thơ này là một trong những biểu hiện của việc "bơi" ấy.
Chữ "Niềm vui", tôi chọn để nhấn mạnh, nhưng chữ tôi thích nhất lại là chữ "nhặt".
Niềm vui ấy chẳng tự nhiên mà có, chẳng tự nhiên mà đến. Giữa bộn bề, ồn ào náo nhiệt, thị phi phi thị, phải trái trắng đen, lừa đảo, dối trá...thì chỉ có nhặt nhạnh góp gom vun vén ta mới có được niềm vui.
Trần Trung, giáo viên trường Đoàn Thị Điểm có ý thơ rằng: "Ta gom nắng vào tim...níu chút vui" cũng là cái ý góp gom nhặt nhạnh vậy.
Sự chuyển nghĩa của sự "nhặt", từ nghĩa gốc chỉ hoạt động vật chất, sang ý chỉ những gom góp tinh thần, rồi một lần nữa lại chuyền về vật chất với "phù sa". Vật chất này không phải phù hoa, là là phù sa. Là cái được đắp bồi, là cái gốc để sinh ra vật chất. Chẳng phải con người vẫn thường men theo phù sa của dòng sông mà gây dựng đời sống đó sao?
Một sáng thức dậy, nghĩ về những điều nhẹ nhàng, tích cực, như bình minh, như dòng sông, như phù sa mênh mông để mà "vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên đường đi" (1), để mà "yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người." (2)
1, 2: ca từ Trịnh Công Sơn




"Chiều trên quê hương tôi"

Chương trình tưởng nhớ 15 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do thầy trò và bạn hữu của khoa Viết văn Báo Chí cùng nhau tổ chức.

Chương trình bao gồm hai phần:
1)Nhà văn, dịch giả Nguyễn Trương Quý giới thiệu những nghiên cứu của GS. John C. Schafer về Trịnh Công Sơn.
2)Hát cho nhau nghe các ca khúc nhạc Trịnh.

Dưới đây là một vài hình ảnh hoạt động thư pháp - ca từ Trịnh do Ngẫu Thư thực hiện góp với chương trình.