Ngà say má đào

Trích thơ Huệ Nguyên, bài Hẹn Mùa, chữ, ảnh Ngẫu Thư, mẫu Ngân Giang, tại quán Kẻ Cót

HẸN MÙA
Gót chiều khẽ chạm giêng hai
ngẩn ngơ phố, sợi mưa cài tóc xuân

hương mùa bén nụ môi gần
chừng như lòng vướng bàn chân nhóm chiều

chuồn kim quảy lá bùa yêu
cỏ non ngồi hát lêu nghêu phía ngày

chợt nghe khứu giác rót đầy
một cơn mơ phố ngà say má đào

ai vừa rớt giọt mắt nâu
có hay mùa đã đượm trầu thắm cau?


Chi tiết buổi trao giải cuộc thi thơ "Mùa xuân ở lại", các tác phẩm thơ và phần trình diễn thư pháp:

Người dưng ơi/ bên cửa sổ/ vầng trăng mỉm cười


Giấy dó, màu acrilic, toan vải 

in nội san Haiku Việt

Khoảng mây xa/ xuyên qua kẽ lá/ làm một cánh hoa


"Một ngày bống thấy yêu thương mọi người, Một ngày bỗng thấy gắn bó cuộc đời."



Ngộ
Ngẫu Thư 2016, A0

Trải nghiệm thư pháp trong khóa tu mùa hè

Chương trình khóa tu mùa hè năm 2012 trên núi Tản Viên được lồng ghép hoạt động trải nghiệm thư pháp với Ngẫu Thư. Khóa tu diễn ra tập trung trong một tuần, do Đại Đức Thích Đạo Thịnh, trụ trì chùa Tản Viên - chùa Khai Nguyên tổ chức.
Dưới đây là một vài hình ảnh:

Gieo nhân nào gặt quả nấy

Nhân - Quả
Ngẫu Thư, 2009, Dó


"Những bông cỏ may lay động bờ đê"


Trích ca từ Lê Minh Sơn
Ảnh chụp hoàng hôn trên hồ Đồng Mô 

"Gọi là chữ nghĩa cho hay, Thực ra là để cầm tay cuộc đời."



Ngoặc kép của Văn Thùy, ảnh chụp với Văn Thùy

"Vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên đường đi."


_______________
Trích ca từ Trịnh

Đ.ồ.n.g.T.r.ú.c


An nhiên chuyển kiếp

Hoa dại bên hiên
an nhiên 
chuyển kiếp.
________
Ngẫu Thư

"Thế giới tròn lòng người góc cạnh"


Tôi khóc...lại khóc...

"Tôi khóc những
chân trời
không
có 
người bay
Lại khóc những người bay
không có
chân trời."

Thơ, Trần Dần

Mẫu


Đời vô thường thế, người đâu nỡ vô tình

Những bài thơ trong mơ

( Từ bài haiku của Đinh Trần Phương )


"Bình minh 

khúc haiku ghi lại 
dẫu là trong mơ."

Những cảm xúc từ thẳm sâu tâm hồn, nối với thực tại bằng một sợi dây vô hình và làm nên những câu thơ đặc sắc. Là khoảnh khắc đấy, nhưng duyên tự ngàn năm. 
Chắc bạn đã từng nghe về chuyện tiềm thức làm việc.
Làm thơ:
Có những phút xuất thần, thơ cứ tự nhiên sinh ra không cần chỉnh sửa.
Có những lúc ý tứ đã đủ mà ngôn từ chưa chịu vào gam. 
Và lại có những câu thơ được sinh ra lúc mơ mơ thực thực. Cũng là gọi xuất thần vậy. 

Bài thơ này không được sinh ra trong mơ! Nhưng nó cảm hứng về những bài thơ như thế! 
"Bình minh -
khúc haiku ghi lại 
dẫu là trong mơ."
(Đinh Trần Phương)

Vâng, là tác giả trẻ: 8x; và chuyên môn chả thơ tí nào: tiến sĩ vật lý. Nhưng, quý vị cứ để ý mà xem thơ anh ấy rất thú vị. Mê thì mua cuốn "Cánh trăng" về đọc nhé! 
Tôi có hai bài thơ làm lúc nửa tỉnh nửa mơ. Nên tôi nhận ra ngay cảm xúc của Đinh Trần Phương. 
Chao ôi là hạnh phúc! Hạnh phúc vì không phải sửa, và hạnh phúc vì không bị quên. 
Cảm ơn tiềm thức! 
Thơ nói chung và Haiku nói riêng đều không phải ngồi mà nghĩ ra được. Tôi nghĩ, hoàn cảnh của mỗi bài thơ là một kỉ niệm đẹp của mình với đời. Dẫu chẳng là suất sắc xuất thần gì lắm, nhưng là kỷ niệm liên quan nên cứ mạo muội mà kể ra. 

Một là:
"Trong giấc mơ tôi
lời kinh vang vọng
bình minh lên rồi"
Bài này làm lúc 3h sáng, một ngày cuối năm rét mướt. Tôi ngủ trên chùa Khai Nguyên, cửa phòng nhìn ra cây bồ đề và bên hiên thì có treo chuông. Lời kinh sớm bên chính điện cứ vang vọng trong giấc mơ của tôi. Bài thơ ra đời ngay lúc đó. Khi tỉnh giấc 6h sáng tôi mừng khôn xiết, chép vội vào điện thoại. 

Hai là:
"Người dưng ơi
bên cửa sổ
vầng trăng mỉm cười."

Gần 4h sáng, ở Hà Nội, tôi lơ mơ quờ xem điện thoại và nhận được tin nhắn của em, nói rằng bên cửa phòng em trăng đang mỉm cười. Ngước lên, cửa sổ phòng tôi trăng cũng đang cười xinh. Anh em tôi xa nhau 2 ngàn cây số, nhưng vẫn thường cùng ngắm trăng như vậy. 
Tôi gõ bài thơ vào điện thoại khi mắt đang ríu ríu và đầu đang mơ mơ. 

Tôi trò chuyện với tác giả Đinh Trần Phương, anh kể:
Trong giấc mơ, anh mơ mình làm được bài thơ hay, có ghi lại, và thấy rất hạnh phúc. Nhưng tỉnh dậy, thì chẳng có bài thơ nào cả, lại buồn. Cảm thấy trống rỗng. 

Mơ mơ thực thực, như có như không. Khoảnh khắc ấy, bài thơ ra đời.
"Có những lúc
Ngỡ đã chạm được vào thực tại
Rồi bỗng nhiên 
Thoang thoảng tựa chưa gặp bao giờ." ( Nguyễn Trung Thu - nhiếp ảnh gia )


Ta cùng đọc lại nhé!

"Bình minh
khúc haiku ghi lại
dẫu là trong mơ." 

Thực và mơ quyện vào nhau, đan cài vào nhau. Thơ - Mơ - Thực - Ảo - Mừng vui - Trống rỗng. 

Cái cách anh biến mơ thành thực như vậy, ta phần nào có thể cảm nhận được hồn thơ mới, đầy tự chủ của một thầy giáo trẻ trường Amsterdam. Và ta cũng thấy được rằng, nàng thơ cũng rất mến các nhà khoa học: Ngành vật lý, hoá học, y khoa...ở Clb chúng tôi đều có thơ hay cả. 

ngẫu, 31.7.15

Mạch sống thầm thì

( Viết về bài haiku đầu tay của Nguyễn Văn Trung )

"Hoa rơi
đất ấm
mạch sống thầm thì."


***
"Hoa rơi"
Ừ, lại là rơi,

là rụng,
là buồn!

Hoa rơi về đất mẹ. Đó là sự chuyển hoá vật chất. Tác giả gọi là "đất ấm". Sự ấm áp mà đất mang lại sẽ an ủi cho nỗi buồn về hoa rơi.

Dòng thứ ba làm nên tính đa nghĩa cho bài thơ.
"Mạch sống" kia là mầm chồi đang nhú? là quả non vừa đậu? Hay là sự sống mà hoa sẽ hoà vào đất để tiếp tục chảy trong cây?

"Hoa rơi" ta dễ nhìn.
"Đất ấm" ta dễ cảm.
Nhưng, "mạch sống thầm thì" làm sao nghe được?
Có lẽ phải trải lòng ra, phải đặt mình vào vị trí của cây, của hoa, của đất.

Chợt nhớ đến một câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca Mặt đường khát vọng:
"Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm."

Cái nhìn về hoa rơi kia cũng giản dị và bình tâm, như chính cái cách mà hoa đang rơi. 
Tôi có trồng một khóm xuyến chị bên hiên nhà. Đó là loài hoa dại. Nhưng rất đẹp. Một lần, ngắm chụp cánh hoa rơi, tôi viết:

"Hoa dại bên hiên
an nhiên
chuyển kiếp."

Haiku là vậy đấy,
Haiku thường quan tâm đến những sự vật sự việc nhỏ nhoi và bao giờ cũng cố gắng qua cái cụ thể, nhỏ nhoi diễn tả cái tinh diệu trong vận động thiên nhiên.

Haiku là vậy đấy,
Bông hoa cũng là người. 
Hoa cũng là ta, ta cũng như hoa. 

Tôi biết, đây là một trong những bài thơ Haiku đầu tay của anh Nguyễn Văn Trung.
Mong mạch thơ Haiku trong anh cứ thầm thì và sâu lắng! 



ngẫu, 26.7.15

Hạnh phúc là được đi trong buồn vui cuộc đời này

GỌI TÊN MỘT LOÀI HOA


Tôi gặp loài hoa này trong những lần đến thăm nhà bạn. Căn nhà nằm ở tầng hai, nhìn ra đường tàu. Đó là đường Lê Văn Sỹ, quận 3, nơi tàu xa chuẩn bị về bến, và tàu trong bến bắt đầu đi xa. Đường tàu song song với đường dân sinh, ngăn cách bởi bờ tường thấp và những song sắt. Loài hoa mọc ven đó, ven tường, trong khoảng từ bờ tường vào đường ray. Lúc ấy, tôi cũng chưa ấn tượng nhiều.
Sau này, đọc haiku của Nhã Trúc, có bài:

“Gặp em
hoa lãng du
 mùa thu gió.”

Chị kể chính là câu thơ viết về loài hoa tím đó. Từ đó, tôi thích cái tên hoa lãng du, và thường gọi là hoa lãng du.

“Hoa lãng du
ai đặt tên
đường trần du lãng.”

Cùng làm haiku, cùng điệu cảm thương với loài hoa tím, Thu Lê cũng viết về loài hoa ấy. Điều đặc biệt, chính lại là những cụm hoa ven đường tàu mà tôi vừa kể, đã là cảm hứng cho cô. Nhà của Thu Lê ở đi ra phía đường tàu ấy cũng chỉ mươi bước chân:

“Ven đường tàu
mỏng manh hoa tím
 một đời lãng du.”

Sau này về ở vườn Nguyễn, tôi có trồng và chụp ảnh những bông hoa tím ấy. Bạn bè bình luận nói đây là hoa Chiều Tím. Thầy tôi lại nói rằng, gọi Chiều Tím e rằng chưa hợp lí, vì loài hoa này sớm nở tím biếc, nhưng buổi chiều về thì chuyển sắc sang tím tái, trông rất tội và buồn.

Mong manh!

Tôi tiếp tục cắt nghĩa, qua việc tìm tra trên mạng. Loài hoa này được gọi bằng những cái tên Thạch Thảo, Thạch Thảo Tím, Nhất Xinh, Chiều Tím,  có xuất xứ Mexico, được trồng rộng khắp ở Việt Nam ở các công trình công cộng. Là loài dễ trồng, cơ bản và phổ biến chỉ bằng cách cắm cành.

Tìm tra “Hoa thạch thảo”; “Thạch thảo tím” hay “Nhất xinh” thì hình ảnh loài hoa này vẫn chưa phải là ưu tiên phổ biến trên goole. Với tên “Chiều tím”, thì quả đúng là, sáng ra hoa nở nhất loạt trông ra cả một vùng tím biếc rất đẹp, nhưng khi trời vừa chuyển sang chiều, thì cũng là lúc cánh hoa bắt đầu chuyển sắc, và rụng rơi.

Phù dung!

Nhà thơ Shiki, một trong tứ trụ thơ Haiku Nhật Bản ngắm một loài hoa không cần gọi tên không cần xếp loại. Tất cả đều lắng đọng, trong suốt, như như. Không cần mổ xẻ phân tích, bởi nhiều khi cái Đẹp chẳng cần gọi tên:

“Trong cỏ xanh
loài hoa không biết
nở ra trắng ngần.”
(Kasa mura ya/ na mo shiranu hana no/ shiroku saki)

Giờ đây, bạn có thể gọi là hoa lãng du, hoa thạch thảo tím, hoa nhất xinh, hoa chiều tím…thì loài hoa ấy vẫn mong manh, vẫn sớm tím chiều tái, vẫn dễ trồng dễ sinh sôi, sớm cho hoa và cũng nhanh chuyển hóa.

Và ta vẫn yêu hoa, vẫn yêu em, “Vì đó là em”:
“Không cần biết em là ai…Cho dù biết em rồi đi…cho dù biết không chờ chi…
Yêu em vì chỉ biết đó là em…”

Ngẫu, 28.5.16



NhânQuả


NhânQuả
" Mọi việc trên thế gian này, không việc gì chẳng do nhân mà kết thành quả cả."

Thư pháp Ngẫu Thư

An nhiên bên đời

Hạt cải ơi
từ đâu em đến
an nhiên bên đời.

Thơ, ảnh: Ngẫu Thư