Thân giáo

Thân giáo là một phương  thức giáo dục quan trọng trong ba phương thức giáo dục Phật giáo: thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Bởi dù người dạy có ý tưởng hay, lời nói đẹp mà thân hành không trang nghiêm, lời nói không đi đôi với việc làm thì làm sao tạo ra sức thuyết phục và chuyển hóa hội chúng. Do vậy, thân giáo là chuẩn mực, là quy phạm để chúng ta tự nhìn lại chính mình. Vì thật khó có thể dạy người phải làm như thế này, không nên làm như thế kia, khuyên răn người đừng phạm lỗi lầm v.v..., trong khi chúng ta vẫn còn nhiều lầm lỗi. Nếu thân mà không nghiêm, việc làm không chánh trực thì chắc chắn dù nói lời hay, ý tưởng đẹp đều không có giá trị giáo dục, chuyển hóa người khác. Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:

“Trước hết tự đặt mình
Vào những gì thích đáng
Sau mới giáo hóa người
Người trí khỏi bị nhiễm”
(PC-158)

"Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phái có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”

Trích: Mùa Lạc - Nguyễn Khải 

Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ


1. Thụy Cầm 
Tình yêu - sự ích kỉ dần biến em thành ác quỷ
Vậy nên em vừa niệm Phật vừa yêu anh.

2. Trịnh Công Sơn 

Yêu em yêu thêm tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ.

3. Ca dao Việt Nam 

Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi gánh nước tắm cho con mình
Con mình vừa đẹp vừa xinh
Một nửa giống mình nửa lại giống ta.

4. Nhậu với chồng cũ của vợ ( Bùi Hoàng Tám )

Vợ mừng ngày sinh nhật
Mời chồng cũ đến nhà
Chồng cũ đi tầu hỏa
Mình đón ở nhà ga
Vì đường về hơi xa
Hai đứa vào quán nhậu
Trước còn anh với tôi
Sau thành tớ với cậu
Đi đón từ tinh mơ
Về nhà trời sâm sẩm
Hai đứa đổ xuống giường
Rồi ngáy vang như sấm
Sáng mai vợ dậy sớm
Tiến chồng cũ lại nhà
Vợ ôm rất nhiều túi
Trong túi rất nhiều quà
Cái này cho các cháu
Cái này biếu ông bà
Còn cái này em gửi
Cho dì hai dưới nhà
Tầu dần dần rời ga
Mắt vợ ầng ậng lệ
Sống mũi mình cay cay
Muốn nói mà không thể
Ôi cuộc đời dâu bể
Ôi mỏng manh kiếp người
Lần sau, lần sau liệu
Còn có nhau trong đời.

5. Đi ăn cưới vợ cũ ( Bùi Hoàng Tám )

Vợ cũ đi lấy chồng,
Mời mình về ăn cưới
Mình bán với vợ mới
“Có đi không mình ơi!”
Vợ mới cười rất tươi
Chị mời thì nên đến
Hai đứa mình cùng đi
Để tỏ tình thân mến
Vợ cũ mặc rất đẹp
Nhìn thấy chạy ra chào
Chồng mới của vợ cũ
Ra tận nơi đón vào
Ôi cuộc tình rổ rá
Mà cưới vui bất ngờ
Mọi người tranh nhau hát
Mình cũng kên đọc thơ
Trong làn khói lơ mơ
Mình ghé tai hỏi vợ
“Nếu cuộc tình này vỡ
Mình có mời anh không?”

6. Linh Cầm
"Chỉ cần một trái tim bao dung, thì mọi tan hợp trong đời đều là một mối lương duyên."

7. Tôi yêu em ( Puskin )

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
( Thúy Toàn dịch )

8. Ngẫu Thư
Cảm ơn người đã phụ tình ta, để ta biết mình còn được để dành cho một người còn chưa xuất hiện.

"Đứng giữa bão tố không buồn vui"


Trích ca từ Trịnh Công Sơn
______________________

Chiều cuối năm tặng chữ cô hàng nước




Tôi có quyền không tức giận

George là một người trung niên, ăn mặc lịch sự, làm việc cho một công ty kinh doanh chứng khoán lớn ở Mỹ. Ông đã tham dự buổi diễn thuyết về đề tài "Chinh phục sự nóng giận". Khi tôi vừa dứt lời, ông đã giơ tay phát biểu ý kiến và nói lớn bằng một giọng vô cùng tức giận:
- Dĩ nhiên ai chẳng biết sự giận dữ không tốt cho sức khỏe, nhưng trong cuộc đời đầy rẫy bất công này, người ta có quyền tức giận một chút chứ. Tháng trước sếp tôi đã thăng chức cho một phụ nữ rất trẻ lên vị trí cao hơn tôi. Kinh nghiệm của cô này chỉ bằng một nửa của tôi vậy mà lương của cô ta lại gấp đôi lương của tôi. Khi biết điều này tôi đã nổi nóng, dĩ nhiên tôi biết sự ghen tị không tốt nhưng bà hãy nghĩ xem, tính đời "khốn nạn" như vậy đó. Một đứa con nít "hỉ mũi chưa sạch" mà được đặt vào vị trí cao, có số lương bổng rất hậu. Một địa vị mà nhiều người có kinh nghiệm như tôi đã cố gắng phấn đấu bao nhiêu năm vẫn chưa có được. Nghĩ cho cùng trong trường hợp này tôi có QUYỀN tức giận chứ?
- Này ông bạn, cách đây vài hôm tôi đã đọc được trên báo một chuyện như sau: Có một phụ nữ kia cãi lộn với chồng. Họ đã sử dụng những từ tục tằn thô tục nhất với nhau. Sau một lúc cãi vã, người chồng giận dữ bỏ đi sau khi đập mạnh cánh cửa muốn sặp căn nhà. Người phụ nữ nọ tiếp tục ngồi lải nhải chửi rủa thêm mấy tiếng đồng hồ nữa cho đến khi phải cho con bú. Vừa bú mẹ xong vài giờ, đứa bé ba tháng bỗng xám ngắt, co giật rồi tắt thở chết. Cuộc khám nghiệm cho biết đứa trẻ chết vì nhiễm độc. Này anh bạn, y học đã chứng minh rằng khi giận dữ, độc tố từ các hạch nội tiết có thể chảy vào huyết quản - huyết quản của anh chứ không phải của sếp anh hay của cô bạn đồng nghiệp của anh. Khi anh tức giận, số lượng bạch huyết cầu của anh có thể sụt giảm một cách nhanh chóng, và khi quá thấp nó sẽ làm hư hại đến hệ thống miễn dịch của cơ thể - hệ thống miễn dich của anh chứ không phải của sếp anh hay của cô bạn đồng nghiệp của anh. Tóm lại, chính sự tức giận của anh đã tàn phá cơ thể anh, hủy hoại cuộc đời anh chứ không phải người khác. Tức giận có khác gì một hình thức tự tử đâu. Này anh bạn, bây giờ anh đã thấy tại sao anh có quyền KHÔNG tức giận chưa?

Bài viết "Quyền tức giận" - Sách "Minh Triết Trong Đời Sống" tác giả Darshani Deane
Thư pháp Ngẫu Thư - Nguyễn Thanh Tùng



"Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau."


Trích lời tự sự của Trịnh Công Sơn