CỬA HÀNG THƯ PHÁP

( BÁN mà KHÔNG BÁN )
0976.358.357 

Là cửa hàng, nhưng không bày hàng hoá gì cả. Các bức chữ đưa lên đây cũng không phải hàng trên kệ, trên giá. Đó là các tác phẩm đã về với chủ nhân mới, hoặc những ngẫu hứng cho bản thân. Ngẫu Thư chỉ lưu lại hình ảnh để chia sẻ cùng quý vị. 
Quý vị yêu mến nét chữ của Ngẫu Thư có thể tương tác để đặt viết . 
Chỉ khi có sự tương tác thì nét bút mới có cơ sở, thêm định hướng để thăng hoa. 
Cũng giống như việc đi chùa lễ Phật, ta đi gặp Người không phải để xin xỏ tài lộc, mà chính là để lòng ta được an tĩnh, học chút gì từ Người , mang về thực hành, để từ đó tâm hồn được nhẹ nhàng, trí tuệ được khai mở. Xin/ mua chữ cũng không đơn thuần là để lấy may. Cái may mà ta mong đợi từ đâu đó rơi xuống đời ta. 
Cái may ấy là khi ta thư pháp để trang trí nhà cửa, quán trà, quán cafe, nhà hàng, phòng khách, phòng làm việc...ta vừa thưởng lãm đường nét con chữ, lại vừa suy ngẫm về những nội dung được thể hiện trong nó.
Với những ý nghĩa hoan hỷ tươi tắn tích cực của ngôn từ và đường nét...các tác phẩm ấy sẽ ngày ngày âm thầm soi rọi động viên nâng đỡ sẻ chia với chúng ta một đời sống tinh thần nhẹ nhàng thanh thản...
Đó chính là ý nghĩa mà chúng tôi mượn lời nàng phù thủy trong bài thơ "Quán hàng phù thủy để bày tỏ:
"Hàng chúng tôi chỉ BÁN cây non.
Còn quả chín, anh phải trồng. KHÔNG BÁN!"

Góp ý - động viên - chia sẻ - đặt viết - đăng kí học: 0976.358.357 
Thân mến: Ngẫu Thư - Nguyễn Thanh Tùng









Còn tiếp...

Tâm an vạn sự an


Treo một bức chữ trong nhà, với những ý nghĩa hoan hỷ tươi tắn tích cực của ngôn từ và đường nét...sẽ ngày ngày âm thầm soi rọi động viên nâng đỡ sẻ chia với chúng ta một đời sống tinh thần nhẹ nhàng thanh thản.
Liên hệ về: 0976.358.357 Ngẫu Thư ơi!

Ngắm cây bằng lăng cổ làng Đăm

Làng Đăm nay là xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm. Tây Tựu trước kia thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đây là một làng cổ có truyền thống văn hoá và sản xuất từ lâu đời . “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy" hay “ Làng La canh cửi, làng Đăm đua thuyền" là những câu ca dao quen thuộc vang đến tận kinh thành Thăng Long xưa.

Hội làng Đăm diễn ra trong ba ngày, từ mồng 9 đến l l tháng ba âm lịch. Xưa kia hội kéo dài tới năm ngày và cứ năm năm mới tổ chức đua thuyền, bởi để chuẩn bị cho một cuộc đua đòi hỏi sự tốn kém không ít thời gian, tiền của và sức lực con người.

Theo các cụ già cao tuổi cho biết hội được tổ chức lần cuối vào năm 1940. Kể từ đó không mở hội nhưng đội thuyền đua làng Đăm vẫn luôn được mời về dự đua trong những dịp lễ hội lớn của đất nước tại hồ Thuyền Quang, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu. Khoảng những năm 1972- 1973 làng có tổ chức bởi nhân đón Quốc trưởng Cămpuchia sang thăm nước ta, những cuộc đua đó chưa phải là hội. Những năm gần đây xu thế khôi phục dần dần những truyền thống xưa đang được chú ý.
Bằng chứng là sau 54 năm, năm 1994, hội được tổ chức lại một cách công phu và trang trọng .
Theo sách Làng xã ngoại thành Hà Nội thì Tây Tựu xưa vốn gọi là Tây Đàm, vì kiêng tên huý vua Lê Thế Tông (1573 - 1600) nên đổi gọi là Tây Đăm; đến nhà Nguyễn, vì kiêng quốc huý đổi gọi là Tây Tựu

Một chiều cuối xuân, Ngẫu cùng anh Long Vũ và Hữu Huy dạo chơi tới nơi đây,thấy lá vàng rụng bên sân đình và mái ngói cổ kính đẹp quá, bèn dùng thuật nhiếp ảnh để ghi lại.
Đến lúc trên đường về nhà, thấy hàng cây ven đường đang rụng lá, y hệt như cây trong sân đình.
Đích thị là cây bằng lăng rồi!
Nhưng, không ngờ nó to đến vậy.
Một chiều mùa hạ, ngồi nghe nhạc Trịnh, trò chuyện với em Linh. Rông dài, lại liên quan đến hồ sen bên đê và mái đình nơi tôi từng đến. Vậy ra, làng em ở chính là nơi đó. Em nhắn về cho bạn bè, và xác nhận với tôi đó chính là bằng lăng.
Tôi cùng Đậu đệ ôm máy đến săn hoa trên cây bằng lăng cổ. Nhưng, chúng tôi đã trễ hẹn khoảng 1 tuần. Hôm nay, hoa chỉ còn lơ thơ trên ngọn cây cao tít.
Trên cây, lá xanh, hoa, quả non, và cả quả khô của mùa cũ vẫn cùng nhau ngắm mây trời mùa hạ.
Tứ đại đồng đường chăng?

 MỜI BẠN CÙNG NGĂM CÂY BẰNG LĂNG CỔ QUA ỐNG KÍNH NGẪU THƯ

Ngẫu với sen, một chiều mùa hạ