Tôi
gặp loài hoa này trong những lần đến thăm nhà bạn. Căn nhà nằm ở tầng hai, nhìn
ra đường tàu. Đó là đường Lê Văn Sỹ, quận 3, nơi tàu xa chuẩn bị về bến, và tàu
trong bến bắt đầu đi xa. Đường tàu song song với đường dân sinh, ngăn cách bởi
bờ tường thấp và những song sắt. Loài hoa mọc ven đó, ven tường, trong khoảng từ
bờ tường vào đường ray. Lúc ấy, tôi cũng chưa ấn tượng nhiều.
Sau
này, đọc haiku của Nhã Trúc, có bài:
“Gặp
em
hoa
lãng du
mùa thu gió.”
Chị
kể chính là câu thơ viết về loài hoa tím đó. Từ đó, tôi thích cái tên hoa lãng
du, và thường gọi là hoa lãng du.
“Hoa
lãng du
ai
đặt tên
đường
trần du lãng.”
Cùng
làm haiku, cùng điệu cảm thương với loài hoa tím, Thu Lê cũng viết về loài hoa ấy.
Điều đặc biệt, chính lại là những cụm hoa ven đường tàu mà tôi vừa kể, đã là cảm
hứng cho cô. Nhà của Thu Lê ở đi ra phía đường tàu ấy cũng chỉ mươi bước chân:
“Ven
đường tàu
mỏng
manh hoa tím
một đời lãng du.”
Sau
này về ở vườn Nguyễn, tôi có trồng và chụp ảnh những bông hoa tím ấy. Bạn bè
bình luận nói đây là hoa Chiều Tím. Thầy tôi lại nói rằng, gọi Chiều Tím e rằng
chưa hợp lí, vì loài hoa này sớm nở tím biếc, nhưng buổi chiều về thì chuyển sắc
sang tím tái, trông rất tội và buồn.
Mong
manh!
Tôi tiếp tục cắt nghĩa, qua việc tìm
tra trên mạng. Loài hoa này được gọi bằng những cái tên Thạch Thảo, Thạch Thảo
Tím, Nhất Xinh, Chiều Tím, có xuất xứ Mexico, được trồng rộng khắp ở Việt
Nam ở các công trình công cộng. Là loài dễ trồng, cơ bản và phổ biến chỉ bằng
cách cắm cành.
Tìm
tra “Hoa thạch thảo”; “Thạch thảo tím” hay “Nhất xinh” thì hình ảnh loài hoa
này vẫn chưa phải là ưu tiên phổ biến trên goole. Với tên “Chiều tím”, thì quả
đúng là, sáng ra hoa nở nhất loạt trông ra cả một vùng tím biếc rất đẹp, nhưng
khi trời vừa chuyển sang chiều, thì cũng là lúc cánh hoa bắt đầu chuyển sắc, và
rụng rơi.
Phù
dung!
Nhà
thơ Shiki, một trong tứ trụ thơ Haiku Nhật Bản ngắm một loài hoa không cần gọi
tên không cần xếp loại. Tất cả đều lắng đọng, trong suốt, như như. Không cần mổ
xẻ phân tích, bởi nhiều khi cái Đẹp chẳng cần gọi tên:
“Trong
cỏ xanh
loài
hoa không biết
nở
ra trắng ngần.”
(Kasa
mura ya/ na mo shiranu hana no/ shiroku saki)
Giờ
đây, bạn có thể gọi là hoa lãng du, hoa thạch thảo tím, hoa nhất xinh, hoa chiều
tím…thì loài hoa ấy vẫn mong manh, vẫn sớm tím chiều tái, vẫn dễ trồng dễ sinh
sôi, sớm cho hoa và cũng nhanh chuyển hóa.
Và
ta vẫn yêu hoa, vẫn yêu em, “Vì đó là em”:
“Không
cần biết em là ai…Cho dù biết em rồi đi…cho dù biết không chờ chi…
Yêu
em vì chỉ biết đó là em…”
Ngẫu,
28.5.16
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét